Wakame
Wakame là loại rong biển phổ biến nhất ở Nhật Bản. Đây là loại “cỏ biển” rất tốt cho làn da nên được mọi người ưu ái sử dụng trong nhiều món ăn của người Nhật. Loại rong biển này là thành phần chính của súp miso trứ danh hoặc có thể kết hợp với các loại rau khác. Các bà nội trợ Nhật dùng Wakame để nấu canh, xào, hấp, trộn, salad,…có đến hàng trăm món ngon chế biến từ rong biển khác nữa. 
Hình 1: Wakame là rong biển có trong súp miso bạn thường ăn.
Wakame có tính thanh mát, ăn giòn sần sật có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
Chất xơ: giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả, giảm cholesterol và lượng đường trong máu,…
Kali: Wakame chứa nhiều kali giúp loại bỏ lượng muối dư thừa tích tụ trong cơ thể, giảm huyết áp…
Magie: chống lại quá trình lão hóa xương; phòng ngừa nhiều bệnh khác,…
I-ốt: Wakame chứa nguồn i-ốt dồi dào, ngoài ra, loại rong biển này chứa rất ít calories nên là loại thực phẩm phù hợp cho những người muốn giảm cân.
Fucoidan: Đáng nói nhất trong tất cả các chất dinh dưỡng có trong rong biển Wakame chính là chất Fucoidan vì chất này làm tang cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, loại bỏ hiệu quả tế bào ung thư, tế bào chết và tế bào lão hóa.
Mùa xuân là mùa thu hoạch của rong biển Wakame tươi, nên mọi người hãy thưởng thức Wakame tươi xanh. Có vị dai giòn ngon lành nhé!
 
Kombu 
Biển Hokkaido phía Bắc Nhật Bản là nơi tập trung rất nhiều rong biển Kombu. Đây là loại rong biển để nấu Dashi – loại nước dùng cơ bản cần thiết có trong hầu hết các công thức nấu ăn Nhật. Nó góp phần tạo nên vị đậm đà một cách tinh tế trong các món súp, món hầm của đất nước này. 
Sau khi thu hoạch Kombu, người ta phơi khô và đóng thành túi nên rất hiếm khi tìm được dạng tươi của Kombu. Acid Glutamic có trong rong biển nên khi nấu sẽ tạo vị ngọt tự nhiên mà không cần dùng bột ngọt hay hạt nêm, đó là lí do Kombu trở thành nguyên liệu chính để nấu Dashi.
Hình 2: Dashi đúng chuẩn không thể thiếu Kombu.
Ngoài ra hàm lượng Canxi trong Kombu cao nhất so với tất cả các loại rong biển khác. Với mùi vị tự nhiên, không có vị tanh đặc trưng mà khi nói đến rong biển người ta thường nghĩ thích hợp cho những người muốn ăn rong biển nhưng sợ vị tanh của nó. Bên cạnh đó, Kombu được nấu chung với các loại đậu, gạo lứt vì nó có tác dụng làm các loại thực phẩm ấy mau mềm.
Nước dùng từ Kombu và nấm dành cho người ăn chay, còn đối với người ăn mặn thì kết hợp Kombu với cá bào.
 
Nori
Người Nhật gọi rong biển tươi sau khi thu hoạch sẽ rửa sạch, sấy khô, nghiền nhỏ và ép thành miếng rong biển khô là Nori. Nori có màu xanh đen, vị hơi mặn của muối biển , vị nồng tanh, bùi khác hẳn Kombu. Đây là một thức ăn không thể thiếu trên bàn ăn của người Nhật vì nó làm tăng vị ngon của món ăn.
Hình 3: Nori là loại rong biển phổ biến tại Việt Nam.
Nếu mùa xuân là mùa củ Wakame thì mùa đông chính là mùa của Nori. Vào tháng 12 rong biển sẽ được thu hoạch nhiều  nhất và việc thu hoạch này chỉ diễn ra vào mùa đông. Chỉ cần bạn ăn một miếng Nori  cũng đã cung cấp đủ i-ốt cho cả một ngày. Sắc đẹp và sức khỏe mà bạn mong muốn có được, chỉ cần một miếng Nori khô mỗi ngày để cung cấp lượng Axit Folic và Vitamin B12 cần thiết.
Tại sao người ta bảo Nori là báu vật của biển cả? Bởi vì Taurin có trong bạch tuộc và mực lại có mặt trong loại rong biển này có tác dụng hỗ trợ giải độc gan. Đó là lý do, nori được chọn làm đồ nhắm khi uống rượu. Và 2 loại Umami là Axit Glutamic của tảo bẹ và Acid Inosine của vun cá ngừ lại có trong Nori.